May 20 2019

Vô tư chép lậu tranh đưa vào khách sạn 5 sao: Không thể xin lỗi suông

<a href=Khách sạn Pao’s Sapa xóa tranh chép lậu của họa sĩ Hà Hùng Dũng – Ảnh: Khách sạn Pao’s Sapa cung cấp” border=”0″ width=”500″Khách sạn Pao’s Sapa xóa tranh chép lậu của họa sĩ Hà Hùng Dũng – Ảnh: Khách sạn Pao’s Sapa cung cấp

Liên quan tới việc 15 bức tranh của họa sĩ Hà Hùng Dũng bị đơn vị chép tranh tường ‘vô tư’ mang vào khách sạn 5 sao, họa sĩ Dũng nói anh chưa hết bàng hoàng và sẽ tiếp tục làm tới cùng.

Gỡ tranh, xin lỗi

Chiều 19-5, trên trang Facebook của khách sạn Pao’s Sapa đã đăng thư xin lỗi của khách sạn này gửi tới họa sĩ Hà Hùng Dũng, liên quan đến việc 15 bức tranh của họa sĩ bị sao chép lên tường và các bức tranh treo trong khách sạn này.

Thư xin lỗi viết: ngay khi nhận được thông tin tranh của họa sĩ Hà Hùng Dũng bị sao chép, trưng bày tại khách sạn, khách sạn đã gửi công văn yêu cầu đơn vị phụ trách thiết kế Mẩy Club và bên vẽ tranh tường giải trình, khẩn trương xử lý.

Các bên liên quan đến sự việc đã tiến hành họp khẩn, theo đó, bên vẽ tranh đã nhận hoàn toàn trách nhiệm.

Khách sạn Pao’s Sapa thừa nhận do sơ suất trong khâu kiểm duyệt của nhà thầu thiết kế cùng sự thiếu trách nhiệm và không chuyên nghiệp của nhóm vẽ tranh đã dẫn đến sự việc đáng tiếc trên.

Khách sạn Pao’s Sapa cho hay họ đã “nghiêm túc yêu cầu bên vẽ tranh phải công khai gửi lời xin lỗi đến tác giả của tác phẩm gốc là họa sĩ Hà Hùng Dũng”. Đồng thời, ban quản lý khách sạn đã chỉ đạo tháo dỡ, xóa bỏ tất cả hạng mục tranh vi phạm. Việc niêm phong tranh tường, dỡ bỏ tranh treo nêu trên đã được hoàn thành vào chiều ngày 18-5.

Liên hệ với họa sĩ Hà Hùng Dũng chiều 19-5, anh cho biết đã thấy thư xin lỗi từ trang Facebook của khách sạn Pao’s Sapa chứ anh chưa hề nhận được thư xin lỗi qua email và cũng chưa nhận được cuộc điện thoại nào liên hệ trực tiếp với anh từ khách sạn Pao’s Sapa hay những người đã sao chép tranh của anh.

Trả lời Tuổi Trẻ Online tối 19-5, đại diện khách sạn Pao’s Sapa nói đơn vị này đã gửi thư xin lỗi qua tin nhắn Facebook cho họa sĩ Hà Hùng Dũng vì “họa sĩ chưa hề có liên hệ nào tới khách sạn nên không biết thông tin liên hệ của anh”.

Đại diện trên cũng khẳng định khách sạn Pao’s Sapa đã “cư xử văn minh” khi xóa toàn bộ các bức tranh sao chép của họa sĩ Hà Hùng Dũng.

Còn lại, những trách nhiệm khác liên quan đến vi phạm bản quyền thì nhóm các các họa sĩ chép tranh sẽ phải chịu trách nhiệm, bởi trong hợp đồng với khách sạn, nhóm đã cam kết chịu trách nhiệm toàn bộ vấn đề liên quan tới bản quyền.

Vô tư chép lậu tranh đưa vào khách sạn 5 sao: Không thể xin lỗi suông - Ảnh 2.

Niêm phong, xóa tranh chép trên tượng khách sạn Pao’s Sapa – Ảnh: khách sạn Pao’s Sapa cung cấp

Không thể chỉ xin lỗi suông

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, họa sĩ Lương Xuân Đoàn – phó chủ tịch thường trực Hội Mỹ thuật Việt Nam – nói việc các công ty gửi thư xin lỗi tới họa sĩ trong các vụ việc vi phạm bản quyền kể trên cũng chỉ là “gạch đầu dòng đầu tiên” trong công cuộc gian nan bảo vệ bản quyền. Ông nói những vi phạm như vậy đã quá khủng khiếp nhiều năm nay trong lĩnh vực hội họa.

Theo ông Đoàn, việc gửi thư xin lỗi thôi là không đủ bởi những vi phạm này làm tổn hại lớn tới danh dự của họa sĩ. “Các bên vi phạm cần phải đền bù danh dự chứ không thể chỉ là xin lỗi suông, cần phải có những hành xử có văn hóa”, họa sĩ Lương Xuân Đoàn nói.

Họa sĩ Hà Hùng Dũng cũng không hài lòng với những cư xử của các bên liên quan tới vụ xâm phạm bản quyền “kinh hoàng” khiến anh cho tới nay vẫn còn “choáng váng”.

“Trắng trợn quá. Cùng lúc họ sao chép một loạt tranh của tôi chứ không chỉ một bức. Tôi không dám cầm cọ vẽ nữa. Cảm giác kinh khủng quá. Tôi không cần tiền nhưng ít nhất họ phải tổ chức một buổi cho ba bên cùng ba mặt một lời xin lỗi tôi chứ không phải chỉ là một là thứ không gửi trực tiếp tới tôi”.

Họa sĩ Hà Hùng Dũng nói trong sự bức xúc: “Tôi sẽ dập tận gốc”.

Vô tư chép lậu tranh đưa vào khách sạn 5 sao: Không thể xin lỗi suông - Ảnh 3.

Tranh của Hà Hùng Dũng (trái) và tranh tường Trần Tuân

Họa sĩ Lương Xuân Đoàn cũng có lời khuyên cho các họa sĩ “phải tự bảo trọng lấy tác phẩm của mình, bảo trọng lấy hoạt động sáng tạo của mình”.

Bởi theo ông, trong bối cảnh mà luật pháp chưa giám sát được hết các hành vi vi phạm bản quyền, chưa có chế tài xử phạt nghiêm với một số hành vi vi phạm bản quyền và ý thức tôn trọng bản quyền trong xã hội quá thấp như hiện nay thì “nhà nước có 3 đầu 6 tay cũng không bảo vệ được họa sĩ”.

Ông Đoàn nói việc “bảo trọng” trước tiên mà họa sĩ có thể làm được đó là kiềm chế tất cả sự chia sẻ các sáng tác của mình trên mạng xã hội.

Đăng ký Phần mềm quản lý khách sạn, hotel mini Skyhotel

Your Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*

*