Jun 13 2018

Vẫn còn nhiều ‘đất" cho nhà đầu tư khách sạn

Vẫn còn nhiều ‘đất” cho nhà đầu tư khách sạn. Ảnh Đào Loan

Mảng khách sạn ngày càng thu hút nhiều doanh nghiệp quản lý khách sạn nước ngoài tham gia thị trường nhưng dư địa của mảng này vẫn còn lớn, vẫn còn “đất” cho những đơn vị quản lý và cả nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

Phố đi bộ Nguyễn Huệ ở trung tâm TPHCM, nơi tập trung nhiều khách sạn cao cấp như Rex, Saigon Prince, The Reverie Saigon và sắp tới sẽ là Mandarin Oriental Saigon. Ảnh: Đào Loan

Theo thông tin từ Savills Hotels châu Á Thái Bình Dương, đơn vị chuyên về tư vấn phát triển và đầu tư khách sạn, có sự tăng trưởng mạnh mẽ số lượng các dự án mang thương hiệu quốc tế và các nhà điều hành khách sạn nước ngoài tại thị trường Việt Nam trong vài năm qua.

Trong ba năm qua, có nhiều thương hiệu mới tham gia thị trường như Ozo và X2 Vibe ở dự án New Hoi An City, Double Tree by Hilton ở Hạ Long, Vũng Tàu và Hà Nội, Four Seasons ở Quảng Nam và Hà Nội, Oakwood ở TPHCM, Glow ở Đà Nẵng, Mai House ở TPHCM và gần đây nhất là Mandarin Oriental cũng ở TPHCM.

Theo đó, nhiều đơn vị quản lý nước ngoài đang rất chú trọng việc mở rộng thị trường Việt Nam, đặc biệt là thị trường nghỉ dưỡng.

“Các dự án nghỉ dưỡng thu hút sự quan tâm của nhà điều hành nhiều hơn so với vài năm trước”, ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels, châu Á Thái Bình Dương nói trong thông cáo báo chí ngày 12-6.

Những thông tin gần đây của cơ quan quản lý, hiệp hội khách sạn cũng cho thấy thị trường khách sạn đang phát triển rất mạnh mẽ và còn nhiều cơ hội cho doanh nghiệp quản lý và nhà đầu tư mới.

Trong hội nghị về đầu tư và kinh doanh khách sạn tại Việt Nam vào cuối tháng 5-2017, ông Ngô Hoài Chung, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết, so với năm 2001, khách quốc tế đã tăng gần gấp 6, đạt gần 13 triệu lượt trong năm 2017; lượng  khách nội địa cũng tăng gấp 6,5 lần, lên đến 73,2 triệu lượt và hứa hẹn sẽ còn tăng trưởng tốt trong những năm tới.

Lượng khách du lịch tăng trưởng mạnh mẽ kéo theo nhu cầu về khách sạn tăng cao và đây cũng là mảng thu hút vốn đầu tư nhiều nhất trong lĩnh vực du lịch. Trong thời gian tới, dư địa cho phát triển của ngành khách sạn còn rất lớn. Lĩnh vực này sẽ tiếp tục tăng trưởng về quy mô và chất lượng.

Theo thông tin từ Hiệp hội Khách sạn Việt Nam, tính đến hết năm ngoái, cả nước có 25.600 cơ sở lưu trú du lịch với 508.000 phòng, tăng 20,9% phòng so với năm 2016. Trong đó, có 120 khách sạn 5 sao, với 34.554 phòng; 262 khách sạn 4 sao, với 34.024 phòng; 488 khách sạn 3 sao với với 34.200 phòng. Phần lớn các khách sạn ở Việt Nam có số phòng ít, quy mô dưới 20 phòng chiếm tỉ trọng khoảng 65% trong tổng số khách sạn.

Công suất phòng bình quân của hệ thống khách sạn ước đạt 57% trong năm 2017. Trong đó, phân khúc 5 sao có công suất bình quân cao nhất, lên đến 85%; phân khúc  4 sao và 3 sao cỡ  75%; khách sạn 2 sao và  1 sao cỡ 55%.

Năm ngoái, giá phòng của những khách sạn từ 3-5 sao ở nhiều tỉnh, thành tăng từ 7-9% so với năm 2016. Giá phòng của khách sạn 1 sao, 2 sao tăng thấp hơn, từ 2-3%.

Hiện nay, nhà đầu tư có xu hướng đầu tư vào các khu vực trọng điểm như Phú Quốc, Đà Nẵng, Nha Trang, Hạ Long, các khu vực gần trung tâm du lịch… Xu hướng đầu tư khách sạn thành phố, khách sạn nghỉ dưỡng biển vẫn chiếm tỉ trọng lớn.

Tăng doanh thu với Phần mềm quản lý khách sạn Skyhotel

Your Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*

*