Feb 10 2014

Nhân lực ngành Quản lý Khách sạn – Nhà hàng tại Việt Nam

Nhìn vào đà tăng trưởng  của các khách sạn hiện nay tại Việt Nam cho thấy nhân lực ngành Quản lý khách sạn– Nhà hàng đang được chú trọng hơn bao giờ hết.

 Ảnh minh họa

Hiện chưa có số liệu thống kê mới nhất về tổng số khách sạn trên cả nước nhưng tính đến 9-2012, cả nước có đến 12.500 cơ sở lưu trú với 250.000 phòng, trong đó có 53 khách sạn 5 sao, 127 khách sạn 4 sao và 271 khách sạn 3 sao. Số lượng khách sạn đang tăng trưởng mạnh mẽ ở những trung tâm du lịch như Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quảng Nam. Số lượng khách sạn ở Quảng Ninh cũng tăng đột biến sau khi vịnh Hạ Long được bình chọn là 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên của thế giới.

Quản lý khách sạn có thể xem là quản lý phòng ốc, điều hành nhân viên, tiếp đón khách… thế nhưng đó lại là một vị trí đáng mơ ước mà các bạn trẻ phải đầu tư cật lực để có thể chen chân vào thế giới của “nghề dẫn đầu” tại các tập đoàn đa quốc gia.

Mâu thuẫn giữa” thiếu” và “thừa”

Lượng sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý Khách sạn– Nhà hàng tại Việt Nam có thể nói là lên đến con số rất lớn. Tuy nhiên nhân lực ngành này đang phải đối đầu với nguy cơ về sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, được đào tạo bài bản.  Hàng năm các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên cả nước “xuất xưởng” không ít Sinh viên chuyên ngành quản lý khách sạn. Thế nhưng, phần lớn trong số họ sau khi ra trường không có được công việc đúng với chuyên môn, nếu có thì cũng chỉ “tạm trú” ở các địa bàn nhỏ như khách sạn mini, nhà nghỉ…

Nguyên nhân là gì?

+ Lý do là vì sinh viên  ít được cọ xát với thực tế chưa được trang bị kỹ năng thích hợp nên các nhà quản lý khách sạn trong nước khó đảm nhận được trọng trách.

+ Vấn đề tiếp theo là về ngoại ngữ,  đây được xem là bước cản trở đầu tiên khiến sinh viên mới ra trường khó đặt chân vào các khách sạn lớn.

Nghề quản lý khách sạn, cũng như nhiều nghề hấp dẫn thuộc hàng “top” như bác sĩ, công nghệ thông tin, ngân hàng, tiếp viên hàng không… dù đã qua một thời được tôn vinh vị trí độc tôn để rồi luân chuyển cho những nghề hấp dẫn nhất theo từng năm, nhưng chưa từng rơi khỏi vị trí những nghề nghiệp được mong đợi của giới trẻ, vì những tính chất đặc thù của công việc mà ai cũng nhìn thấy.

Thu nhập của nghề quản lý nhà hàng – khách sạn là khá cao, 10 – 18 triệu/tháng đối với những Khách sạn cỡ trung, còn ở những Khách sạn hạng 3 – 5 sao, thu nhập có thể đạt từ 2.000 USD/tháng trở lên. Bên cạnh đó còn có nhiều khoản thu nhập khác như thưởng doanh thu, đi du lịch nước ngoài, tham gia các đợt tập huấn.

Theo Dân Trí

Nhân lực ngành Quản lý Khách sạn – Nhà hàng tại Việt Nam, 8.0 out of 10 based on 1 rating

Đăng ký Phần mềm quản lý khách sạn, hotel mini Skyhotel

Your Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*

*