Apr 24 2018

Kinh hoàng: Du khách giặt đồ lót trong… ấm siêu tốc của khách sạn

Không chỉ dùng ấm siêu tốc để giặt đồ lót, nhiều người còn lấy chúng để chế biến thức ăn và thậm chí là sử dụng như một túi nôn.

Ấm siêu tốc là một trong những vật dụng thường xuyên có mặt trong khách sạn. Đối với nhiều người, ấm siêu tốc sẽ rất tiện lợi bởi họ có thể tự pha trà, mì tôm,… Tuy nhiên, với một số người, ấm siêu tốc còn có một số công dụng khác chẳng hạn như… giặt đồ lót.

Sự việc được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội sau khi một người quản lý khách sạn Trung Quốc chia sẻ vụ việc trên We Chat. Theo đó, cô phát hiện thấy một cô gái trẻ đang sử dụng ấm siêu tốc của khách sạn để giặt đồ lót. Cô gái trẻ sau đó đã nhận sự chỉ trích của khách sạn.

Một người từng dùng ấm siêu tốc trong khách sạn để giặt quần lót.

Cư dân mạng cũng đồng loạt ném đá cô gái giấu tên này. Một người bình luận: “Ôi, dùng ấm siêu tốc để giặt đồ lót ư? Thật kinh tởm“. Hay “Không biết ở nhà cô ta có dùng cách này để giặt quần lót không nhỉ? Nếu vậy thì bố mẹ cô ấy thật vô phúc khi sinh ra một đứa con như vậy“.

Mặc dù việc này quá kinh tởm nhưng đây không phải là lần đầu tiên mạng xã hội và các mặt báo đưa tin về hành động “kém duyên” này. Vào năm 2017, một tài khoản Twitter đăng lên trang cá nhân rằng: “Liệu có người quen nào của tôi từng dùng ấm siêu tốc để giặt quần lót khi đi du lịch hay chưa?”. Trước đó, một tài khoản Twitter khác cũng từng viết: “Đừng bao giờ sử dụng ấm siêu tốc ở khách sạn. Tôi nghe nói rằng các nhân viên phi hành đoàn thường dùng chúng để làm sạch đồ lót ở những điểm dừng qua đêm”.

Vào hồi tháng 8/2017, nhiều tờ báo nước ngoài cũng đồng loạt đưa tin về vụ việc này. Trang News.com.au của Úc viết với tiêu đề: “Một số du khách tại khách sạn dùng ấm siêu tốc để giặt quần lót”. Hay trang The Sun đưa tin: “Khi bạn biết một số du khách làm gì với ấm siêu tốc, chắc chắn bạn sẽ không bao giờ muốn dùng chúng nữa”.

Có người từng phát hiện thấy bao cao su đã qua sử dụng trong ấm siêu tốc tại khách sạn.

Nhiều người suy đoán, có lẽ một số người nghĩ rằng nhiệt độ nóng sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn, giúp họ tiết kiệm thời gian và công sức làm sạch đồ lót trong những chuyến đi chơi xa. Tuy nhiên, các chuyên gia nói rằng việc này không những không tẩy sạch hoàn toàn vi khuẩn trên đồ lót mà còn là hành động bất lịch sự, gieo rắc nhiều nguy cơ gây bệnh cho những ai sử dụng sau này.

Tiến sĩ Heather Hendrickson, giảng viên cao cấp về khoa học phân tử tại Viện Khoa học Tự nhiên và Toán học thuộc Đại học Massey, Auckland, New Zealand, cho biết mặc dù đun sôi đồ lót có thể loại bỏ một số vi khuẩn nhưng không thể giết chết tất cả. Nguyên nhân là do một số loại vi khuẩn có khả năng kháng lại nhiệt độ cao, từ đó gây hại cho sức khỏe con người khi tiếp xúc với chúng.

Không chỉ vậy, nếu lỡ dùng ấm này để đun nước uống, những vi khuẩn kháng nhiệt sau khi đi vào cơ thể nếu gặp điều kiện thích hợp, chúng có thể bị kích thích để sản sinh ra độc tố, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Trong khi đó, có người lại dùng ấm siêu tốc để luộc cua, nấu ăn.

Không chỉ dùng ấm siêu tốc để giặt đồ lót, nhiều người trên trang mạng Weibo, Trung Quốc cũng chia sẻ nhiều trường hợp kinh hoàng khác. Một cư dân mạng chia sẻ, khi họ đi du lịch và ở khách sạn 5 sao, họ vô tình tìm thấy một chiếc bao cao su đã qua sử dụng ngay trong ấm siêu tốc.

Vào năm 2015, do nghi vấn một số người đi tiểu vào ấm siêu tốc, một cuộc khảo sát đã được thực hiện trên trang web Sirabee của Nhật Bản và kết quả khiến nhiều người cảm thấy buồn nôn. Theo đó, trong số 326 người dùng internet tham gia khảo sát, có tới 12 người (chiếm 3,7%) thừa nhận đã từng đi tiểu trong ấm siêu tốc. Hay hiểu theo cách khác, trong 100 người có 4 người từng đi tiểu theo cách này. Thậm chí, một vài người còn thừa nhận rằng, họ từng dùng ấm siêu tốc như một… túi nôn.

Tại một số khách sạn khác, họ cũng từng thấy hành khách dùng ấm siêu tốc để luộc cua, nấu hải sản. Việc này khiến mùi của chúng bám dai dẳng trong ấm, rất khó chịu nếu người khác muốn sử dụng.

Đăng ký Phần mềm quản lý khách sạn, resort Skyhotel

Your Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*

*