Sep 10 2015

Kinh doanh nhà nghỉ/khách sạn bình dân

Không cần biết lợi nhuận tiềm năng của bạn là bao nhiêu, việc trước tiên bạn phải làm là bỏ tiền đầu tư cho đến khi B&B của bạn đi vào hoạt động và có khách. Bạn sẽ cần phải mua chăn ga gối, đệm, khăn tắm mới, phải sắm thêm những vật dụng nhà bếp, bố trí thêm trang thiết bị phòng cháy chữa cháy, xây thêm bể bơi,…

Nói chung là tuỳ theo diện tích và độ cao cấp của B&B mà chi phí đầu tư của bạn sẽ nhiều hay ít. Nếu có ít phòng, bạn sẽ đỡ phải đầu tư nhiều chăn ga gối đệm. Tương tự, nếu tư gia của bạn đã to đẹp thì bạn sẽ không phải đầu tư nhiều tiền như khi mua một toà nhà cả trăm năm tuổi đã đổ nát.

Vì những lý do trên mà việc tính toán chính xác chi phí phải bỏ ra để biến điền sản thành nhà nghỉ là điều không thể. Tuy nhiên, ta vẫn có thể có con số ước chừng cho việc tu bổ và cải tạo. Thông thường, nó sẽ nằm trong khoảng 35.000 – 50.000 USD (hơn 1 tỷ đồng) cho một phòng diện tích lớn và sang trọng, khoảng 20.000 – 40.000 USD (khoảng 500 – 800 triệu đồng) cho những nhà nghỉ nhỏ, giá rẻ.

Những khách hàng điển hình

Có nhiều thứ bạn phải nghĩ đến khi muốn biến giấc mơ mở một B&B thành hiện thực. Trước hết, bạn sẽ phải xây dựng một bản kế hoạch hoàn chỉnh dựa trên những ý tưởng của mình, trong đó phải liệt kê những đối tượng khách hàng bạn sẽ hướng đến và cách thức để lôi kéo họ.

Hãy điểm những đối tượng khách hàng điển hình dưới đây và xem bạn có thể thu hút được ai trong số đó. Nếu bạn thu hút được hai hay nhiều hơn thì quá tốt rồi. Còn nếu không, bạn sẽ phải nghĩ ra cách có được ít nhất là một nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu.

•  Du khách: Họ là những người tận dụng những ngày nghỉ của mình để xả hơi. Cách giải trí, thư giãn của họ là tham quan các công viên, bảo tàng, lang thang trên bãi biển, lướt sóng, bơi thuyền, ngắm cảnh và đương nhiên có cả mua sắm. Nếu bạn ở gần bất kỳ điểm tham quan, nghỉ dưỡng đông khách nào thì bạn đã có thị trường lý tưởng của mình. Tuy nhiên, thị trường này có tính mùa vụ rất cao và phụ thuộc rất nhiều vào địa điểm.

•  Khách du lịch công vụ: Dù là nhân viên kinh doanh hay lãnh đạo các công ty thì nhóm này cũng là đối tượng rất tiềm năng. Số khách công vụ lựa chọn những B&B ấm cúng thay vì những khách sạn thiếu cá tính ngày càng tăng. Nếu bạn ở thành phố thì khách du lịch công vụ sẽ là mảng thị trường tuyệt vời cho bạn. Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải ở những trung tâm đông đúc thì mới thu hút được đối tượng khách này. Nhiều khu vực ngoại ô có 1 – 2 doanh nghiệp “khủng” đóng đô cũng có thể có nhiều người đến công tác. Một điểm cộng cho đối tượng khách công vụ này là có quanh năm chứ không mang tính mùa vụ như khách du lịch.

•  Khách gia đình/cặp đôi: Ai cũng thích có những kỳ nghỉ lãng mạn bên người bạn đời của mình và B&B là đại diện cho những gì lãng mạn nhất. Đây là mảng thị trường khá là béo bở.

•  Trường đại học, cao đẳng: Nếu khu vực của bạn có trường đại học/cao đẳng thì khỏi lo về khách trọ, ít nhất là vào một số thời điểm trong năm như thi cử, tốt nghiệp, hội thao,… Đó là chưa kể những sinh viên mới bỡ ngỡ vào trường phải có người tìm giúp chỗ ăn ở, những dịp cuối tuần phụ huynh lên thăm con, những hội thảo mang tính học thuật tổ chức trong trường có nhiều khách từ xa đến tham dự,… Và vì nhiều trường ở những nơi vắng vẻ, xa trung tâm nên nhiều khả năng bạn sẽ ít bị cạnh tranh. Chỉ có điều cần lưu ý là lượng khách lưu trú sẽ mang tính thời vụ rất cao trừ khi bạn có thể bổ sung thêm những nhóm đối tượng khác.  

•  Khách địa phương: Bạn có thể nghĩ rằng những người sống trong cùng khu vực sẽ không cần đến B&B của bạn. Nhưng trên thực tế là những người ấy sẽ có lúc phải tổ chức cưới hỏi, họp mặt gia đình hay những sự kiện mà phải mời khách từ xa đến mà không có chỗ cho họ nghỉ lại. Lúc đó, họ sẽ tìm đến bạn nếu biết bạn có loại phòng phù hợp với nhu cầu của họ.

B&B của bạn có nằm ngoài quy hoạch không?

Ngoài giấy đăng ký kinh doanh hợp pháp, bạn sẽ cần phải có giấy phép riêng cho lĩnh vực nhà nghỉ của mình. Mức phí thường không đáng kể và thủ tục giấy tờ cũng đơn giản trừ phi B&B của bạn nằm ngoài quy hoạch của thành phố hay không đúng với chủ trương/quy định hiện hành. Một số nơi thì cho rằng B&B chỉ là những nhà trọ bình dân thuộc loại hình kinh doanh hộ gia đình nên không cần phải quản lý quá gắt gao trong khi một số khác lại liệt nó vào hoạt động thương mại có quy mô. Nhìn chung, những ai không hiểu rõ khái niệm B&B sẽ căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để quyết định.

Ngoài quy hoạch, một số địa phương sẽ có những quy định riêng khác. Một số nơi giới hạn thời gian lưu trú của khách – phổ biến là trong vòng 7 hoặc 14 ngày – để phân biệt khách vãng lai với những trường hợp cư trú lâu dài. Một số thì hạn chế số phòng cho thuê, một số khác thì không cho phép khách nấu nướng trong phòng,…  

Nếu B&B của bạn nằm ở khu vực thương mại sầm uất, việc xin giấy phép có thể sẽ rất dễ dàng. Còn nếu nằm trong khu vực không được quy hoạch để xây nhà nghỉ/khách sạn, bạn sẽ phải xin giấy phép cho hoạt động kinh doanh có điều kiện.

Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải giải trình với cơ quan có thẩm quyền về hoạt động kinh doanh của mình và tại sao nó lại không ảnh hưởng đến cảnh quan chung cũng như đời sống của người dân địa phương. Nếu nằm trong quy hoạch và đã có nhiều B&B đang hoạt động ở địa phương, nhiều khả năng bạn sẽ không gặp trở ngại nào. Còn nếu là người đầu tiên mở B&B, có thể bạn sẽ cần phải nói thêm là B&B của mình sẽ giúp cải thiện đời sống của người dân trên địa bàn như thế nào.

Song song với quy hoạch là những vấn đề về biển hiệu và bãi đỗ xe. Hầu hết các địa phương đều sẽ yêu cầu doanh nghiệp phải dành một phần diện tích tương ứng với số phòng để làm chỗ để xe cho khách và nhân viên. Tùy nơi mà bạn có thể “né” quy định này bằng cách nói rằng khách của mình có thể gửi xe ở những điểm trông xe gần đó hoặc chỉ đỗ xe trên vỉa hè ngoài giờ cao điểm.

Về phần biển hiệu, có thể bạn sẽ không được treo biển chính thức nếu bạn ở khu dân cư. Nếu bạn nằm trong khu vực homestay (nhà dân) hoặc không cần đến khách vãng lai thì quy định này sẽ không thành vấn đề. Tuy nhiên, nếu bạn muốn có một B&B đàng hoàng và bắt mắt người qua đường, bạn sẽ rất khó làm mọi người biết đến mình khi không có biển hiệu.

Ngoài ra, quy định về kích cỡ, khoảng cách, vị trí đặt biển hiệu ở một số nơi cũng khá lằng nhằng. Do đó, bạn phải tìm hiểu thật kỹ trước khi làm biển hiệu cho B&B của mình.
 

Đăng ký Phần mềm quản lý khách sạn Skyhotel

Your Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*

*