Jan 02 2014

Dấu hiệu nhiều đại gia muốn rút khỏi phân khúc khách sạn

Một số khách sạn 2-3 sao nằm ở trung tâm thành phố đã được đem rao bán khi các nhà đầu tư lo ngại về triển vọng lợi nhuận đạt được.

Thị trường khách sạn Hà Nội đối mặt với tình trạng dư thừa cung trong ngắn hạn. Ảnh: Internet

Theo báo cáo về thị trường khách sạn Việt Nam của CBRE, sau hai quý tăng nguồn cung (Hilton Garden Inn Hà Nội trong quý 1 và Candeo Hotels Hà Nội trong quý 2), không có nguồn cung mới được ghi nhận trong Q3/2013.Khách sạn Đại Dương (3 sao) đóng cửa khiến nguồn cung giảm 50 phòng. Đến cuối Q3/2013, tổng nguồn cung tích lũy của Hà Nội ở mức 8.781 phòng, chủ yếu tập trung ở các quận Ba Đình và Hoàn Kiếm.

ƒPhải đối mặt với nhiều khó khăn từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009, khi khách quốc tế, đặc biệt là từ các nước châu Âu, giảm mạnh và thị trường khách sạn đối mặt với tình trạng dư thừa cung trong ngắn hạn. Thị trường khách sạn đã ghi nhận xu hướng giảm giá thuê phòng. Hầu hết các khách sạn đã phải điều chỉnh giảm giá phòng của họ để duy trì công suất cho thuê. Trong quý 3, một số dự án tiếp tục áp dụng chiến lược giảm giá. Kết quả là giá phòng trung bình trên ngày cho toàn thị trường đạt xấp xỉ 72,5 USD/phòng/đêm, giảm 0,8% so với quý trước và 1,6% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, cần lưu ý rằngquý 3 là mùa thấp điểm của thị trường khách sạn Hà Nội.

Trong 9 tháng đầu năm 2013, khách quốc tế đến Hà Nội đạt 1,36 triệu lượt, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Số lượng khách nội địa tăng 11,3% so với cùng kỳ năm trước. Điều này đã phần nào giúp giảm áp lực lấp đầy phòng trong bối cảnh suy thoái kinh tế đang diễn ra và thắt chặt chi tiêu của khách du lịch và doanh nghiệp.

Trong quý 3, thị trường chứng kiến sự cải thiện về công suất cho thuê so với cùng kỳ năm trước. Công suất cho thuê phòng toàn thị trường đạt xấp xỉ 57%, không thay đổi so với quý trước nhưng đã có sự cải thiện so với cùng kỳ năm trước, tăng 4,1%. Tất cả 3 mảng khách sạn đã chứng kiến những cải thiện đối với công suất cho thuê phòng so với cùng kỳ năm trước, khối khách sạn 3 sao ghi nhận mức tăng cao nhất, cho thấy sự thắt chặt ngân sách của khách thuê. Điều này có thể được coi là tin tốt, đặc biệt là với mùa thấp điểm như ở quý 3. Tuy nhiên, như đã đề cập trước đó, điều này đạt được thông qua việc áp dụng giá thuê phòng thấp hơn.

Doanh thu trên phòng (RevPar ) trung bình Q3/2013 đạt 41,4 USD/phòng/đêm, giảm nhẹ 0,8% so với quý trước, nhưng tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Sự tăng trưởng RevPar so với cùng kỳ năm trước là do sự cải thiện công suất cho thuê phòng, nhưng giá phòng trung bình thấp hơn.

ƒTrong ba tháng cuối năm 2013 dự kiến tổng nguồn cung sẽ tăng lên 9.840 phòng, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước. Dự án quan trọng nhất mới gia nhập thị trường Hà Nội là khách sạn 5 sao JW Marriot với 450 phòng. Trong khi đó, một số khách sạn 2-3 sao nằm ở trung tâm thành phố đã được đem rao bán khi các nhà đầu tư lo ngại về triển vọng lợi nhuận đạt được.

ƒMột diễn biến tích cực cho thị trường khách sạn Việt Nam là hãng hàng không giá rẻ đầy tham vọng VietJet Air đã đồng ý mua tới 92 máy bay Airbus (EAD.PA) trị giá khoảng 8.6 tỉ USD vào khoảng thời gian giữa 2014 và 2022 trong một động thái nhằm tăng cường sự hiện diện của hãng trong một thị trường phát triển nhanh ở khu vực. Điều này sẽ tạo sự tiện lợi và nhu cầu cao hơn cho người nước ngoài đến Việt Nam.

Thanh Ngà (Theo Trí thức trẻ)

Đăng ký Phần mềm quản lý khách sạn, nhà nghỉ, hotel mini

Your Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*

*