Dec 13 2013

Áp lực sẽ gia tăng – Kinh doanh khách sạn Hà Nội

<>Thị trường khách sạn tại Hà Nội được dự báo sẽ có thêm một lượng phòng đáng kể đưa vào khai thác trong thời gian tới.</>

Khảo sát trong quý 1/2012 của công ty CBRE Việt Nam về thị trường khách sạn tại Hà Nội cho thấy, đến thời điểm cuối tháng 3/2012, toàn thành phố có khoảng 8.200 phòng, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước. Có đến hơn nửa nguồn cung tập trung tại hai quận Hoàn Kiếm và Ba Đình (11 khách sạn 4 – 5 sao và 25 khách sạn 3 sao).

CBRE và giới chuyên môn dự báo, hai quý tới là mùa thấp điểm đối với khách sạn quốc tế, nhưng là mùa cao điểm đối với khách sạn trong nước

Nguồn cung mới duy nhất trong quý đến từ khách sạn 3 sao Windy (50 phòng) tại quận Đống Đa do công ty Santa Hotel Management quản lý. Quý vừa qua, thị trường khách sạn cũng chứng kiến thương vụ mua lại khách sạn Daewoo của công ty Hanel, tuy rằng đằng sau thương vụ này còn nhiều dấu hỏi cần được làm rõ.

Trong quý vừa qua, thị trường khách sạn tại Hà Nội cũng có một vài điểm sáng, trong đó đáng kể nhất là sự gia tăng số lượng khách đến Hà Nội so với cùng kỳ năm trước, trong đó có 346.900 lượt khách nước ngoài (tăng 5,9%) và 2,2 triệu lượt khách nội địa (tăng 5,5%).

Bên cạnh đó, một loạt các hội nghị và triển lãm quốc tế diễn ra tại Hà Nội trong quý cũng đã góp phần thu hút khách du lịch và doanh nhân trong và ngoài nước đến Hà Nội và lấp đầy các khách sạn. Tháng 2, 3 cũng là những tháng được coi là cao điểm đối với phân khúc khách sạn cao cấp.

Tuy nhiên, sự suy soái kinh tế toàn cầu vẫn tiếp tục gây áp lực lên khách thuê, buộc họ phải chuyển sang những lựa chọn tiết kiệm hơn. Cùng với đó, do áp lực cạnh tranh từ các khách sạn mới gia nhập, công suất phòng của từng phân khúc khách sạn 3 -5 sao chỉ tăng rất ít, chưa đến 2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá phòng trung bình (ADR) và doanh thu phòng bình quân (Rev PAR) của các khách sạn 4 -5 sao đều giảm, đặc biệt giảm mạnh ở phân khúc 4 sao. Chỉ duy nhất phân khúc 3 sao có mức tăng trưởng dương đối với cả ADR và Rev PAR, mặc dù đang là mùa thấp điểm.

Theo dự báo của CBRE và giới chuyên môn, hai quý tới là mùa thấp điểm đối với khách sạn quốc tế, nhưng là mùa cao điểm đối với khách sạn trong nước, do vậy kết quả kinh doanh đối với phân khúc 5 sao dự kiến sẽ giảm sút, trong khi các phân khúc trung bình được dự báo sẽ cải thiện.

Trước thực tế nguồn cung khách sạn hạng sang mới dồi dào ở khu vực phía tây thành phố, phân khúc hạng sang, bao gồm cả khu trung tâm được dự báo là sẽ bước vào một giai đoạn khó khăn trương thời gian tới.

Theo khảo sát của CBRE, từ nay cho đến cuối năm 2012, Hà Nội sẽ đón nhận khoảng 300 phòng khách sạn 3 – 5 sao gia nhập thị trường, trong đó có hai thương hiệu nước ngoài là Hilton Garden Inn. và Candeo Hotel. Đó là chưa kể hai khách sạn hạng sang là JW Marriott và Landmark 72 cũng lên kế hoạch khai trương vào đầu năm 2013.

Giới trong nghề nhìn nhận, những nguồn cung mới này chắc chắn sẽ gây áp lực lớn lên các khách sạn đang hoạt động và ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh chung của toàn thị trường.

Trong tương lai xa hơn, CBRE nhận thấy vẫn có tiềm năng lớn trong việc phát triển các khách sạn đạt chuẩn quốc tế với giá vừa phải. Cùng với đó, song song xu hướng mua lại khách sạn từ các chủ đầu tư ngọai của nhà đầu tư trong nước cũng được dự báo có xu hướng gia tăng, xu hướng gia nhập phân khúc khách sạn hạng sang của một số thương hiệu quốc tế mới cũng đã và đang tìm kiếm cơ hội tại Hà Nội, trong đó có một vài đối tác đang trong quá trình đàm phán với chủ đầu tư.

Nguồn : Doanh nhân Sài Gòn

Đăng ký Phần mềm quản lý khách sạn Skyhotel

Your Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*

*