Jan 17 2016

Sơ đồ tổ chức của bộ phận phục vụ phòng | Quản Lý Khách Sạn

TO-CHUC-BO-PHAN-PHONGQuản đốc bộ phận phòng – The Executive Housekeeper
Chức năng và trách nhiệm cơ bản:
– Có trách nhiệm đối với hoạt động về phòng khách, các văn phòng và các khu vực công cộng với sự giúp đỡ của người trợ lý, giám sát các nhân viên để đề ra tiêu chuẩn vệ sinh cho từng khu vực phối hợp với phòng nhân sự để đề ra các chương trình huấn luyện nhằm phát triển nhân viên cân đối thời biểu làm việc của nhân viên nhằm đáp ứng thời kỳ đông khách duy trì chặt chẽ việc trả lương luôn có sự liên hệ chặt chẽ với bộ phận tiền sảnh nhằm để nắm chắc và đáp ứng số lượng khách dự kiến đến và đi kiểm tra định kỳ tất cả các khu vực theo các tiêu chuẩn đã đề ra của bộ phận và đưa ra các yêu cầu cần thiết để sửa chữa các sai sót
-Chịu trách nhiệm về việc kiểm kê hàng vải hàng tháng và hỗ trợ hàng vải cho bộ phận ẩm thực. Dự trù chi phí hàng vải dung hàng năm
-Chịu trách nhiệm về việc kiểm kê tất cả các vật dụng trong phòng khách và các trang thiết bị vệ sinh, yêu cầu thay thế khi có nhu cầu
– Dự trù chi phí hằng năm cho bộ phận
– Kết hợp chặt chẽ với phòng kế toán để giữ cho chi phí nằm trong dự trù
– Kết hợp chặt chẽ với bộ phận mua hàng để đảm bảo việc cung ứng hàng hóa luôn liên tục

Phó quản đốc bộ phận phòng – Assistant Housekeeper

– Giúp giám đốc điều hành trôi chảy công việc trong khách sạn, thay thế quản đốc trong những ngày nghỉ và chuyên trách những công việc như huấn luyện nhân viên chịu trách nhiệm với nhân viên trong bộ phận

Giám sát – Supervisor

– Trưởng tầng thường chịu trách nhiệm một hay nhiều tầng trong khu vực. chịu trách nhiệm đảm bảo tiêu chuẩn sạch sẽ và cách sắp xếp trong phòng, trong khu vực được phân công, giám sát công việc của nhân viên, báo cáo tình hình hư hỏng.

Nhân viên phục vụ phòng
– Có trách nhiệm làm vệ sinh các phòng trong khu vực được phân công. Từ 14 đến 16 phòng/ngày, chịu trách nhiệm vệ sinh khu vực làm việc cũng như kho bãi.

Nhân viên vệ sinh – Public Are Attendant
– Có tránh nhiệm vệ sinh các khu vực khác nhau trong khách sạn như khu vực tiền sảnh, nhà vệ sinh, phòng đợi và đôi khi nhà hàng, bar, các bộ phận hỡ trợ, các phòng thay đồ, nhà tắm của nhân viên, hàng lang và các văn phòng phía sau.

Nhân viên kho vải – Linen Keeper
– Có tránh nhiệm quản lý việc cung cấp và sửa chửa đồ vải. Tùy theo từng cơ sở, vị trí này có thể ngang hàng với phó quản đốc phòng

Nhân viên hàng vải – Linen Attendant

– Chịu tránh nhiệm kiểm soát và kiểm soát cá đồ vải dùng trong khách sạn, như cho bộ phận ẩm thực và đồng phục

Nhân viên may – Seamstresses

– Chịu trách nhiệm cho công việc may vá khi cần trong khách sạn. Công việc này bao gồm việc sửa chữa đồ vải, các trang bị bằng vải và đồng phục. Họ cũng phải tái chế lại các khăn bàn bị trách thành khăn ăn, tấm trải giường bị rách thành áo gối…họ còn thực hiện các vật dụng chuyên biệt như váy phủ bàn buffee

Tổ chức có nghĩa là nhìn vào sự sắp xếp của 1 bộ phận,không có sự sắp xếp cho bộ phận phục vụ phòng nào là lý tưởng. Mỗi vật dủng đều rất khác nhau và có những hạn chế cụ thể cần được quan tâm. Để đạt được sự bố trí tốt nhất cho các công đoạn khác nhau của bộ phận phục vụ phòng, cần suy nghĩ tỉ mĩ các chức năng của từng nhóm nhân viên và đảm bảo công việc suôn sẻ.

Đăng ký Phần mềm quản lý khách sạn, nhà nghỉ, hotel mini

Your Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*

*