Những thông tin lưu trữ mà quản trị khách sạn cần lưu ý
Đây là 1 bài viết mà Andy Tan Phúc muốn chia sẻ cho các bạn đang ở vị trí quản lý kinh doanh (Director of Sales & Marketing -DOSM) hay những chủ doanh nghiệp khách sạn 2,3 sao cần lưu ý. Những thông tin lưu trữ này rất quan trọng, nó là con số để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn mà hầu hết các bạn DOSM hay chủ doanh nghiệp bỏ qua lý do có thể là chưa có bộ phận nào phụ trách hay chưa biết đến công thức này. Nay xin chia sẻ hy vọng sẽ giúp việc quản lý kinh doanh khách sạn được tối ưu hơn:
1) Tỷ lệ đặt phòng nhưng không đến
- Number of no-shows x 100% / Number of arrivals
-> Đây là một công thức để cho ta có thể quyết định nhận phòng trên mức số lượng phòng của khách sạn
2) Tỷ lệ khách vãng lai ( percentage of walk-ins)
- Number of walk-in x 100% / Number of arrivals
-> Công thức này cho ta biết tỷ lệ khách vãng lai và giúp quyết định giá phòng áp dụng đối với khách cũng như sắp xếp nhân sự làm việc
3) Tỷ lệ khách ở thêm ( Percentage of overstays)
- Number of overstays x 100% / Number of actual C/O
-> Khi khách đã đặt phòng rồi nhưng sẽ có một số trường hợp khách ở thêm. Tỷ lệ này sẽ cho ta quyết định số lượng phòng trống để bán
4) Tỷ lệ trả phòng sớm ( percentage of understays)
- Actual departure – Estimated departure = under-stays
- Number of understays x 100% / Number of actual C/O
5) Công suất phòng
- Số lượng phòng có khách / số lượng phòng khách sạn x 100%
-> Cho ta biết công suất phòng của khách sạn
6) Số lượng khách trung bình, mỗi phòng có khách
- Số lượng khách/ số lượng phòng có khách
-> Cho ta biết tỷ lệ trung bình của khách trên phòng từ đó sẽ tính toán số lượng thực phẩm ăn sáng, khăn…
7) Giá phòng bình quân
- Doanh thu/số lượng phòng có khách
8) Giá bình quân mỗi khách
- Doanh thu/ số lượng khách
Một số khách sạn không đưa số lượng phòng hư ( out of order) vào để tính công suất. Lý do:
– Phòng hư thì không đưa vào kinh doanh được
– Công suất phòng sẽ tăng so với thực tế
– Giá phòng giảm
Một số khách sạn thì vẫn đưa số lượng phòng hư vào để tính công suất phòng. Lý do:
-Mặc dù là phòng hư, nhưng đã tính vào chi phí đầu tư ban đầu
– Đưa số lượng phòng hư vào tính công suất phòng cũng nhằm thúc nay ban quản lý nhanh chóng sữa chữa để đưa vào kinh doanh.
Độ dài lưu trú ( length of guest stay)
Là sự lưu trú của 01 khách cho 01 đêm
Biết được độ dài lưu trú củ khách, chúng ta sẽ;
– Chủ động trong việc sắp xếp nhân sự, dự trữ nguồn cung cấp cho khách.
– Có thể nói lên được thái độ phục vụ của nhân viên hoặc tình trạng trang thiết bị của khách sạn.
– Nếu độ dài lưu trú ngắn, khách sạn nên khảo sát để xác định xem có phải khách trả phòng sớm và chuyển sang lưu trú khách sạn khác.
- Độ dài lưu trú khách = tổng ngày phòng/tổng lượt khách
andytanphuc
Đăng ký Phần mềm quản lý khách sạn, resort Skyhotel
- Category: Cẩm nang quản lý khách sạn
- -
- Tags: tin tức khách sạn
- -
- Author: By andytanphuc