Kinh nghiệm kinh doanh nhà nghỉ
Kinh nghiệm kinh doanh nhà nghỉ .
Trước nay, nhiều người có định kiến không hay về kinh doanh nhà nghỉ, cũng như những người làm ở nhà nghỉ. Thực tế đây cũng là một loại hình kinh doanh dịch vụ đầy rủi ro và nhiều chuyện dở khóc, dở cười.
Phục vụ theo nhu cầu
Không phải mở ra theo kiểu tận dụng nhà rộng, nhiều phòng trống như nhiều người nghĩ, ngay từ khi khởi nguồn ý tưởng kinh doanh dịch vụ nhà nghỉ, chủ nhà phải tính toán rất kỹ về thiết kế. Điểm khác biệt cơ bản giữa phòng nhà nghỉ và phòng nhà ở là diện tích và hệ thống công trình, thiết bị phụ trợ trong phòng. Nếu nhà ở, không gian rộng rãi, thoáng đãng là yếu tố quan trọng thì ở nhà nghỉ, tất cả đều có thể bỏ qua, mỗi căn phòng chỉ cần diện tích khoảng 18-25m2.
Một phòng nghỉ hiện có hai cách tính giá, tính nghỉ theo giờ hoặc tính nghỉ qua đêm. Giá một phòng nghỉ qua đêm dao động từ 200-3000 nghìn đồng; từ 60 – 90 nghìn đồng cho một giờ đầu tiên, mỗi giờ sau đó cộng thêm từ 10-20 nghìn đồng. Chuẩn bị kinh doanh, tất cả chủ nhà nghỉ đều hy vọng các phòng nghỉ của mình kín khách nghỉ qua đêm để có lợi nhuận cao. Trong suốt 12 giờ cho thuê chỉ mất một lần dọn dẹp, ngoài ra khách nghỉ qua đêm trong mùa hè thường chỉ sử dụng thiết bị điều hòa ở mức 23-25 độ, trong khi ban ngày nhiệt độ trong phòng thường xuyên ở mức 16-18 độ, điều hòa lại thường xuyên bật – tắt khiến mức tiêu hao điện năng cũng cao hơn.
Tồn tại rủi ro
Không chỉ gặp khó khăn trong định hướng phát triển, nhiều chủ kinh doanh nhà nghỉ cũng chứng kiến nhiều chuyện cười ra nước mắt từ khách hàng. Trong những ngày mới đi vào hoạt động, chủ một nhà nghỉ tâm sự: “Kinh nghiệm quản lý kém, tôi không thu tiền đặt cọc của khách vào nghỉ qua đêm. Đến sáng lên kiểm tra phòng thấy đồ ăn trong phòng đều hết sạch, vị khách lại ôm theo điều khiển tivi, điều hòa bỏ trốn theo đường mái nhà căn hộ kề bên”. Cũng có vị khách, sau khi nhìn bảng niêm yết giá phòng kỳ kèo mặc cả với chủ nhà bằng cách thỏa thuận không sử dụng điều hòa, bình nóng lạnh nhưng khi lên phòng không thấy điều khiển để “dùng chùa”, lại xin chủ nhà nghỉ được dùng với mức giá cũ. Một số khác vào thuê phòng nghỉ, sau khi dùng đồ uống, họ không ngần ngại giấu vỏ chai vào gầm giường hoặc liệng thẳng qua cửa sổ để quỵt tiền…
Khách nghỉ khá bình dân, từ công nhân, viên chức đến những người đi buôn ở chợ đầu mối, có không ít trường hợp người bán cá mang cả xe máy cùng với hàng thừa vào nhà nghỉ, tiền lãi không đủ bù công dọn dẹp phòng.
Bên cạnh những tình huống không như mong đợi của khách nghỉ, người kinh doanh nhà nghỉ còn gặp không ít rủi ro khác. Có hiện tượng khách thuê phòng nghỉ để thực hiện các hành vi trái pháp luật như sử dụng ma túy trái phép; nhiều người ở chung, sống theo kiểu bầy đàn,… Do đó, nhiều nhà nghỉ cũng phải tự trang bị thêm một số kỹ năng để sàng lọc khách. Những nhóm khách có biểu hiện tâm lý không ổn định, đi đông nhưng chỉ thuê một phòng nghỉ hoặc khách có những cử chỉ lấm lét đều được chủ nhà thông báo “hết phòng”. Tuy nhiên, sàng lọc kỹ đến mấy cũng vẫn có thể xảy ra sự cố, nên để tránh rủi ro, thông thường phòng nghỉ nào có biểu hiện nghi vấn, nhân viên nhà nghỉ sẽ sử dụng các biện pháp “nghiệp vụ” ngăn chặn, phòng ngừa các hành vi phạm pháp. Để bảo đảm hoạt động kinh doanh cũng như an ninh trật tự địa bàn, chủ kinh doanh nhà nghỉ cần thường xuyên trao đổi thông tin với lực lượng công an phường, kịp thời thông báo sự xuất hiện của các đối tượng khả nghi để cơ quan chức năng xây dựng phương án đấu tranh, xử lý.
Tăng doanh thu với Phần mềm quản lý khách sạn Skyhotel
- Category: Tin tức khách sạn
- -
- Tags: tin tức khách sạn
- -
- Author: Skyhotel