Apr 15 2019

6 xu hướng đầu tư khách sạn ở Việt Nam năm 2019

Ông Adam Bury, Phó chủ tịch cấp cao JLL Hotels & Hospitality, cho rằng sẽ có 6 xu hướng đầu tư khách sạn tại Việt Nam trong năm 2019.

Chia sẻ về dòng chảy của vốn đầu tư, ông Adam Bury, Phó chủ tịch cấp cao JLL Hotels & Hospitality cho biết, đầu tư vào bất động sản khách sạn và nghỉ dưỡng tại châu Á Thái Bình Dương mới chiếm khoảng 10% giao dịch toàn cầu, con số này còn rất thấp so với thực lực và tiềm năng.

Theo ông Adam Bury, sự khác biệt nằm ở tỷ suất lợi nhuận. Nhờ FED và EU luôn giữ lãi suất ở mức thấp, tỷ suất lợi nhuận khi đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng tại Mỹ và châu Âu tỏ ra hấp dẫn hơn.

6 xu huong dau tu khach san o Viet Nam nam 2019 hinh anh 1

Tiềm năng phát triển của thị trường khách sạn Việt Nam còn lớn.

 

 

“Các nhà đầu tư không quan tâm nhiều đến vấn đề địa lý, hình thức mà chú trọng tới tỷ suất lợi nhuận, khả năng lãi, lỗ của khoản đầu tư”, ông Adam Bury chia sẻ.

Đánh giá xu hướng đầu tư 2019, chuyên gia của JLL chia sẻ 6 hướng đi chính.

Thứ nhất, đây là năm cuối cùng nhìn thấy sự tăng trưởng chi tiêu du lịch toàn cầu, tăng trưởng du lịch. Thị trường sắp sửa kết thúc chu kỳ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Đây có thể là thời điểm cuối cùng thế giới ghi nhận tăng trưởng.

Thứ hai, dòng vốn đầu tư vẫn còn rất dồi dào. Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn còn đang phân vân tìm điểm đến cho dòng tiền.

Thứ ba, nhà đầu tư không còn quan trọng vấn đề địa lý nữa. Đầu tư vào bất động sản du lịch không nhất thiết phải ở Indonesia, Thái Lan,… có thể đầu tư xuyên biên giới, đầu tư toàn cầu.

Thứ tư, việc FED nhiều khả năng không tăng lãi suất nữa trong năm nay, cùng khả năng cao sẽ giảm lãi suất đang thúc đẩy thị trường vay nợ.

Thứ năm, rủi ro về địa chính trị, như bầu cử tổng thống tại Thái Lan, Ấn độ có thể ảnh hưởng đến tình hình chung.

Do đó, các nhà đầu tư đang tìm cách bảo toàn vốn, rút vốn ra khỏi các thị trường cảm thấy có nhiều rủi ro, đổ vào các khu vực ổn định hơn trong trung hạn.

Tuy nhiên, theo ông Adam Fury, Việt Nam vẫn còn nhiều giới hạn về thủ tục, logistics. Dễ thấy nhất là vấn đề visa. Du khách làm visa đến Thái Lan rất đơn giản, trong khi Việt Nam khó khăn hơn nhiều, đặc biệt là với người nước ngoài. Nhiều người nước ngoài đến Việt Nam khi quay lại vẫn gặp khó khăn về thủ tục.

Về mặt này, sân bay Đà Nẵng là một hình mẫu tốt mà các thành phố khác nên học hỏi. Tại sân bay Đà Nẵng có hẳn một dãy bàn chuyên đóng visa cho du khách, qua đó giúp du khách đặt chân đến Việt Nam dễ dàng hơn.

“Việt Nam đã đầu tư nhiều sân bay, nhưng logistic sân bay vẫn còn nhiều việc phải làm. Nếu cứ mỗi lần vào Việt Nam lại mất cả tiếng đồng hồ thì không ai muốn quay lại”, ông Adam Bury chia sẻ.

Nhận định về tiềm năng phát triển thị trường khách sạn tại Việt Nam, ông Adam Fury cho biết, năm 2018, tăng trưởng khách du lịch Việt Nam là 18%. Trong khi doanh thu trên phòng khách sạn Việt Nam (revpar) thực tế tăng chỉ tăng 11,5% trong năm qua, thấp hơn so với lượng khách du lịch đến Việt Nam.

Điều này cho thấy thị trường chưa khai thác hết tiềm năng và tỷ suất lợi nhuận chưa tăng cao như nó có thể. Cả TP.HCM và Hà Nội vẫn còn nhiều dư địa để tăng trưởng.

Ngọc Vy

Đăng ký Phần mềm quản lý khách sạn, resort Skyhotel

Your Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*

*