14 bí mật của các khách sạn mà bạn nên biết
Đừng gọi số đường dây nóng để đặt phòng, đừng đặt phòng qua mạng hay phòng khách sạn không cách âm là những bí mật khách sạn mà bạn nên biết trước khi đi du lịch, mới được các chuyên gia du lịch tờ Elle Décor tổng hợp.
1. Đừng sử dụng số 1-800 để đặt phòng
Đừng sử dụng số 1-800 (hay còn gọi là đường dây nóng) để đặt phòng, vì bạn đa phần sẽ bị chuyển lên đường dây của văn phòng trung tâm, nơi các nhân viên sẽ buộc bạn phải chịu một mức giá nhất định (thông thường là giá trên website).
Thay vào đó, hãy gọi trực tiếp cho khách sạn, nơi bạn có cơ hội tốt hơn trong việc thương lượng giá phòng.
2. Không nên đặt phòng qua mạng
Theo đó, khách đặt phòng qua website booking thường không được ưu ái so với khách đặt phòng trực tiếp, do khách sạn phải trả gần 1/4 doanh thu cho các website trung gian này.
“Không nên đặt phòng thông qua các website booking vì khách sạn phải trả 20% tiền hoa hồng cho mỗi booking, 4% phí chuyển khoản qua lại giữa các khách sạn booking và ngân hàng. Khi đó khách sạn sẽ mất 24% doanh thu thì chắc chắn một điều bạn sẽ không nhận được ưu đãi vào các ngày lễ”, các chuyên gia cho biết.
Do đó, hãy gọi trực tiếp đến khách sạn và yêu cầu giảm 20% giá đặt phòng trên mạng, cả bạn lẫn khách sạn đều vui vẻ.
14 bí mật khách sạn mà bạn nên biết trước khi đi du lịch.
3. Khách sạn độc lập dễ thương lượng hơn
Nếu một khách sạn được sở hữu một cách độc lập, họ nhiều khả năng sẽ sẵn sàng giảm giá cho bạn hơn là những khách sạn thuộc sở hữu của các tập đoàn lớn.
4. Nên đến đúng giờ
Nếu giờ check-in của bạn là 12 giờ trưa, nhưng bạn lại đến lúc 10 giờ sáng thì cũng đừng mong phòng của bạn đã sẵn sàng.
Bên cạnh đó, nhân viên tại khu vực tiếp tân cũng không mặn mà lắm việc check in sớm cho bạn, nên tốt hơn hết, bạn nên đến đúng giờ.
5. Quyền thăng hạng – Upgrade
Trong hành trình du hí của mình, bạn đôi khi nhận được quyền thăng hạng – upgrade khách sạn một cách bất ngờ. Nếu check-in khách sạn với thẻ hội viên, bạn sẽ có cơ hội được upgrade lên phòng suite (thuật ngữ trong ngành du lịch chỉ loại phòng tiêu chuẩn phòng cao hơn ).
Check-in khách sạn khi ít có khách lưu trú, cơ hội được upgrade sẽ cao hơn. Khi các nhân viên hỏi thăm mục đích lưu trú, nếu đến vì công việc, kinh doanh, hội họp họ thường có xu hướng upgrade bạn lên phòng suite nhằm gây ấn tượng để bạn sẽ trở lại lần tiếp theo.
Thời điểm check-in khách sạn cũng khá quan trọng. Nếu đến nơi sau 8h tối và những phòng suite không đầy, họ có thể upgrade bạn miễn phí bởi thường không có nhiều khách sẽ muốn thuê loại phòng này khi đã khuya chỉ để nghỉ vài tiếng với giá tiền gần gấp đôi.
Chưa hết, thái độ cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình muốn được thăng hạng trong khách sạn, bởi không ai thích một người khách cọc cằn cả.
14 bí mật khách sạn mà bạn nên biết trước khi đi du lịch.
6. Tiền típ cho dịch vụ concierge
Đối với những người thường xuyên đi khách sạn, thì concierge service không phải là một cụm từ quá xa lạ. Nó dùng để chỉ dịch vụ tiền sảnh với sứ mệnh làm hài lòng những vị khách dừng chân tại khách sạn đó, tại mọi thời điểm, 24/7.
Chỉ cần một cuộc điện thoại, email hay fax…, họ sẽ bắt tay vào cuộc. Những yêu cầu đó có thể đơn giản như tìm ngay một cô trông trẻ với những kĩ năng chăm trẻ tốt, hoặc là đặt bàn tại một quán ăn nổi tiếng nào đó… Và cũng có khi phức tạp, khó khăn hơn rất nhiều, chẳng hạn như tổ chức một bữa tiệc sinh nhật xa hoa với sự tham gia của các sao,…
Nhưng cái gì cũng có cái giá của nó, thỉnh thoảng, bạn cũng nên có tiền típ cho những người này. Đây là một trong nhiều hình thức vừa cảm ơn sự phục vụ của họ vừa gây cảm tình, qua đó họ sẽ luôn sẵn sàng khi bạn có nhu cầu.
Không những thế, bạn cũng đừng quên típ quản gia của mình nhé, vì họ chính là những người dọn phòng bạn, sau khi bạn đã check-out.
14 bí mật khách sạn mà bạn nên biết trước khi đi du lịch.
7. Khách sạn đôi khi buộc phải nói dối
Thỉnh thoảng nhân viên khách sạn bị quản lý bắt nói dối với khách, chẳng hạn như vấn đề thang máy bị hư (out of order) và rằng sẽ có người đến sửa chúng nhanh nhất có thể.
Nhưng thực chất, thang máy sẽ không được sửa cho đến thứ 2 tuần sau, do quản lý muốn tránh phải típ thêm tiền sửa vào những ngày cuối tuần cho thợ.
8. Đừng gọi và yêu cầu khi đặc biệt trong khoảng thời gian từ 9 giờ sáng đến 1 giờ trưa.
Vì đây là khoảng thời gian mà các nhân viên tiếp tân bận rộn nhất, do việc khách nhận phòng và trả phòng liên tục.
9. Bạn được quyền lấy đồ dùng vệ sinh và khăn tắm
Không còn nghi ngờ gì, đồ dùng vệ sinh và khăn tắm là những món đồ thường xuyên bị lấy cắp ra khỏi khách sạn nhất, theo lời của Jacob Tomsky, chuyên gia khách sạn và là tác giả của cuốn Heads in Beds: A Reckless Memoir of Hotels.
“Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, họ đi quá đà. Họ lấy tất cả mọi thứ từ khăn trải giường, thùng rác bạc nhỏ trong nhà tắm, thậm chí là remote, gối, bàn là”, Jacob Tomsky chia sẻ.
Đó là lúc khách sạn buộc phải tính thêm phí với bạn.
10. Khách sạn không có cách âm
Đến những khách sạn tốt nhất cũng không hoàn toàn…cách âm. “Theo đó, hãy cố giữ trật tự hết sức có thể, nếu không chúng tôi bị buộc phải lên kiểm tra và gõ cửa phòng bạn, nếu có khách phàn nàn”, một nhân viên chia sẻ.
14 bí mật khách sạn mà bạn nên biết trước khi đi du lịch.
11. Đừng chọn khách sạn không miễn phí WiFi
Với thực trạng, du khách sở hữu điện thoại thông minh và máy tính bảng ngày càng nhiều hơn, họ chắc chắn sẽ “thiên vị” đối với những khách sạn/hãng hàng không có cung cấp dịch vụ Internet miễn phí.
Theo khảo sát của HotelChatter.com, hiện nay có khoảng 65% khách sạn trên toàn thế giới đang cung cấp dịch vụ Wi-Fi miễn phí cho khách lưu trú. Wi-Fi trong khách sạn đã và đang là một dịch vụ khá đắt đỏ, với giá gần 6 USD một ngàu đối với các khách sạn vừa và nhỏ và có thể lên đến 30 USD đối với các khách sạn hạng sang.
12. Khách sạn sang không có chuyện ở phòng tính theo giờ
“Đối với các khách sạn sang, không có chuyện ở phòng tính theo giờ. Tin tôi đi, bạn sẽ không muốn ở loại hình khách sạn đó đâu”, một nhân viên cho hay.
Không chỉ là điểm dừng của những mối tình vụng trộm, hoạt động kinh doanh khách sạn, phòng trọ theo giờ còn là bến đỗ lý tưởng của gái bán dâm và khách làng chơi.
13. Nên yêu cầu làm sạch chiếc giường của bạn, trước khi check-in
Giường khách sạn thường dùng chính là giường lò xo, với nhiều lớp ga trải giường. Những khách sạn nhiều sao sẽ có một số phòng là suite. Những phòng này sẽ có một lớp “topper mattress” phủ trên tấm nệm nhằm độ êm cho cái giường. Trên lớp này là tấm bảo vệ nệm tấm này có nhiệm vụ là bảo vệ cái nệm trong trường hợp chất lỏng từ trên thấm xuống.
Lớp tiếp theo sẽ là tấm khăn trải giường thứ 1.Tiếp theo sẽ là tấm khăn trải giường thứ 2. Bạn sẽ nằm giữa hai tấm khăn trải giường này. Lớp kế tiếp là cái mền. Sau cùng là tấm phủ trên cùng, vừa có công dụng giữ ấm vừa có công dụng bảo vệ tấm mền.
Thông thường khi làm giường cho khách ở lại qua đêm thì chỉ làm lại giường và không thay mới bất kỳ lớp nào. Khăn trải giường sẽ được thay mới nếu khách ở từ 2 đến 3 đêm trở lên. Trong trường hợp làm giường nếu nhân viên thấy bất cứ lớp nào có dính bẩn thì sẽ phải thay ngay lập tức. Đó là quy định.
14. Nên tin dùng một khách sạn
Nếu bạn là một doanh nhân luôn phải đi về liên tục, thì hãy nên chọn cho mình một khách sạn nhất định và ở đó. Vì dần dần, bạn sẽ tự tạo mối quan hệ với các nhân viên, trở thành một khách quen.
Việc này sẽ làm tăng cơ hội bạn nhận được một upgrade lên phòng suite hoặc giảm giá phòng.
Bảo Toàn (Theo Elle Décor)
Đăng ký Phần mềm quản lý khách sạn, nhà nghỉ, hotel mini
- Category: Tin tức khách sạn
- -
- Tags: tin tức khách sạn
- -
- Author: admin